Lên ngôi Thiên hoàng Thiên_hoàng_Kazan

Ngày 6 tháng 10 năm 984, Thiên hoàng En'yū thoái vị và cháu trai ông, thân vương Morosada lên ngôi[6] và lấy hiệu là Kazan. Ông đổi niên hiệu Eikan của anh trai quá cố thành niên hiệu Eikan nguyên niên (10/984 - 4/985).

Cuối năm 984, Thiên hoàng ra lệnh các nhà thơ Nhật Bản tập hợp các bài thơ dân gian và biên soạn thành tập thơ Shūi Wakashū. Tập thơ gồm 20 phần, với 1.351 bài thơ. Nội dung các bài thơ có thể là ca ngợi cuộc sống vương giả của hoàng gia, tình cảnh của nông dân Nhật thời phong kiến.

Tháng 4 năm 985, Fujiwara no Tokiakira và anh trai của mình, Yasusuke đã tổ chức đấu kiếm với Fujiwara no Sukitaka và Oe-no Masahira tại kinh đô. Sau trận đấu, Masahira mất các ngón tay của bàn tay trái. Bị đối thủ truy đuổi, Oe-no Masahira bỏ trốn tới tận Omi[5].

Tháng 2 năm 986, Thiên hoàng Kazan bị Fujiwara no Kaneie phế truất và người và người cháu họ của ông, thân vương Kanehito (con trai duy nhất của Thiên hoàng vừa thoái vị En'yū) lên ngôi và lấy hiệu là Thiên hoàng Ichijō.

Ông xuất gia theo Phật giáo và cư trú tại Kazan-ji, nơi ông trở thành một nhà sư Phật giáo; và pháp danh mới của mình là Nyūkaku[7]. Nyūkaku tiến hành các cuộc hành hương tới 33 địa điểm trên khắp tám tỉnh của khu vực Bando.

Ông mất ngày 8 tháng 2 của năm Kanko thứ năm (1008), hưởng dương 41 tuổi[8].

Tổ chức quan lại

  • Kampaku, Fujiwara no Yoritada, 924-989.
  • Daijō daijin, Fujiwara no Yoritada.
  • Tả đại thần, Fujiwara no Kaneie, 929-990.
  • Nội đại thần (không chỉ định)
  • Đại nạp ngôn

nengō (niên hiệu)

  • Eikan (983-985)
  • Kanna (985-986)